[Cập nhật ] Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

TIN TỨC

→ [Cập nhật ] Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất

Mẫu hợp đồng kinh tế là một trong số những mẫu hợp đồng phổ biến và được nhiều người sử dụng hiện nay. Hợp đồng kinh tế cũng giống với những hợp đồng khác, bao gồm đầy đủ nội dung cùng với những điều khoản thỏa thuận, ký kết của hai bên đại điện để đảm bảo quyền lợi của hai phía, tránh những rắc rối, tranh chấp pháp lý về sau. Vậy hợp đồng kinh tế là gì?

Các lưu ý khi soạn hợp đồng kinh tế như thế nào? Cùng Saigon Express tìm hiểu các thông tin bên dưới nhé!

mau-hop-dong-kinh-te-chuan1. Hợp đồng kinh tế là gì?

Hợp đồng kinh tế là một văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hóa, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các thỏa thuận khác.

Tất cả nhằm mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.

Đặc điểm của hợp đồng kinh tế là nhằm phục vụ hoạt động kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận như công việc sản xuất, mua bán sản xuất, cung ứng dịch vụ.

Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế phải thì phải có chủ thể hợp đồng bao gồm một bên là đại diện là pháp nhân còn bên còn lại có thể là cá nhân đăng ký kinh doanh.

2.  Nội dung của cơ bản có trong hợp đồng kinh tế

Hợp đồng kinh tế có vai trò rất quan trọng đối với các cá nhân, công ty và doanh nghiệp. Vì vậy khi soạn thảo hợp đồng kinh tế dù đánh máy hay viết tay đều phải có các nội dung sau đây:

- Tên gọi hợp đồng: hợp đồng kinh tế có rất nhiều loại khác nhau, vì thế khi soạn thảo cần nêu rõ tên hợp đồng như: hợp đồng dịch vụ, hợp đồng mua bán, hợp đồng vận chuyển ,…

- Ngày tháng năm: là thời gian diễn ra việc kết hợp đồng kinh tế giữa hai bên..

- Chủ thể của hợp đồng kinh tế: Là các bên tham gia hợp đồng bao gồm bên mua và bên bán, khách hàng hoặc các bên cung cấp sản phẩm. Trong hợp đồng cần ghi rõ họ tên doanh nghiệp, mã số thuế doanh nghiệp, địa chỉ doanh nghiệp.

- Người đại diện: là người đại diện về mặt pháp lý, thông thường sẽ là những người có thẩm quyền ký kết hợp đồng hoặc người được ủy quyền ký hợp đồng.

- Đối tượng của hợp đồng kinh tế: số lượng, khối lượng hoặc giá trị quy ước đã thỏa thuận.

- Thông tin hàng hóa: tên gọi hàng hóa; chủng loại, mẫu mã; số lượng, trọng lượng; chất lượng, kích cỡ, màu sắc; giá trị (có hoặc chưa có tính thuế); chứng từ liên quan đến hàng hóa (Hợp đồng, bảo hành, hướng dẫn sử dụng); hàng khuyến mãi, phụ kiện; dịch vụ lắp đặt, cài đặt,… (nếu có).

- Phương thức thanh toán và tiến độ thanh toán: có thể chọn phương thức thanh toán phù hợp nhất như chuyển khoản hoặc thanh toán bằng tiền mặt được nêu rõ trong hợp đồng. Thời hạn thanh toán được nêu cụ thể trong hợp đồng kinh tế là bao lâu.

- Điều kiện nghiệm thu và giao nhận: người soạn thảo văn bản cần ghi rõ thời gian, địa điểm giao hàng và chi phí giao hàng.

- Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng kinh tế: người soạn thảo hợp đồng phải ghi rõ mức tiền phạt, mức bồi thường và trách nhiệm khi vi phạm hợp đồng. Nếu một trong hai bên không tuân thủ theo các điều khoản đã ghi rõ trong bản hợp đồng thì cần phải tiến hành theo các điều trên.

- Điều khoản giải quyết tranh chấp: khi phát sinh tranh chấp hợp đồng cần các điều khoản cụ thể để làm căn cứ xác định quyền lợi và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng kinh tế.

- Địa điểm, thời hạn và cách thực hiện mẫu hợp đồng: là thời hạn thanh lý hợp đồng, hiệu lực của hợp đồng.

- Ký và ghi họ tên: các bên tham gia hợp đồng phải ký và ghi họ tên, nếu có con dấu thì đóng dấu. Khi đó hợp đồng kinh tế mới có giá trị.

3. Các loại hợp đồng kinh tế phổ biến hiện nay

Căn cứ vào mục đích và nhu cầu sử dụng cụ thể của các đơn vị hiện nay, hợp đồng kinh tế được phân chia thành nhiều loại khác nhau dựa trên nhiều tiêu chí đa dạng. Bạn có thể tham khảo và tải mẫu hợp đồng kinh tế nào phù hợp nhất với nhu cầu của mình theo các gợi ý dưới đây.

3.1  Mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa

Hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa được sử dụng phổ biến trong các giao dịch thương mại giữa bên mua và bên bán. Bên bán hàng sẽ giao hàng hóa cho bên mua hàng theo những điều khoản được nêu trong hợp đồng. Một mẫu hợp đồng kinh tế mua bán hàng hóa cần có các nội dung sau đây:

  • Tên hợp đồng

  • Ngày tháng năm

  • Chủ thể của hợp đồng

  • Người đại diện

  • Thông tin và giá cả hàng hóa

  • Phương thức thanh toán

  • Thời gian, địa điểm và phương thức thanh toán

  • Trách nhiệm và nghĩa vụ các bên tham gia hợp đồng

  • Các trường hợp bất khả kháng và giải quyết tranh chấp

  • Điều khoản chung

  • Ký và ghi rõ họ tên (đóng dấu nếu có)

TẢI VỀ: MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ MUA BÁN HÀNG HÓA

3.2 Mẫu hợp đồng kinh tế vận chuyển hàng hóa

Đây là loại hợp đồng, mà người vận chuyển hàng hóa sẽ có trách nhiệm vận chuyển một loại hàng hóa cụ thể, đến địa điểm mà bên người mua ấn định để giao hàng cho người nhận.

mau-thanh-ly-hop-dong-kinh-teNgười thuê vận chuyển phải thanh toán một khoản chi phí vận chuyển cụ thể cho người vận chuyển. Một mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm các nội dung sau:

  • Tên hợp đồng

  • Thông tin người gửi và bên nhận vận chuyển 

  • Thông tin về hàng hóa

  • Địa điểm thời gian giao nhận hàng hóa

  • Định lịch thời gian giao hàng hóa

  • Phương tiện giao nhận hàng hóa

  • Giấy tờ cho việc vận chuyển hàng hóa

  • Phương thức giao nhận hàng hóa

  • Trách nhiệm xếp dỡ hàng hóa

  • Giải quyết hàng hóa hao hụt

  • Người áp tải hàng hóa

  • Trách nhiệm thanh toán và hình thức thanh toán 

  • Đăng ký bảo hiểm 

  • Biện pháp đảm bảo hợp đồng

  • Trách nhiệm do các bên vi hợp đồng

  • Giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Các thỏa thuận khác 

  • Hiệu lực của hợp đồng

  • Ký và ghi rõ họ tên các bên tham gia hợp đồng 

TẢI VỀ: MẪU HỢP ĐỒNG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

3.3 Mẫu hợp đồng kinh tế xây dựng

Hợp đồng kinh tế xây dựng là loại hợp đồng bên doanh nghiệp nhận thầu, có trách nhiệm xây dựng và bàn giao công trình theo đúng bản đồ thiết kế và thời gian quy định.

Bên giao thầu phải bàn giao mặt bằng xây dựng, bản vẽ, chi phí, nghiệm thu và thanh toán toàn bộ cho bên nhận thầu. Khi soạn hợp đồng kinh tế xây dựng gồm có các nội dung sau:

  • Tên hợp đồng

  • Ngày tháng năm

  • Thông tin các bên tham gia hợp đồng

  • Tên công trình và khối lượng công việc cụ thể

  • Địa điểm thi công

  • Tiến độ và nghiệm thu công việc hoàn thành

  • Giá trị và hình thức quyết toán

  • Trách nhiệm của các bên tham gia 

  • Hiệu lực hợp đồng

  • Ký tên và đóng dấu các bên tham gia hợp đồng

TẢI VỀ: MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ XÂY DỰNG

3.4 Mẫu hợp đồng dịch vụ

Hợp đồng dịch vụ cũng thuộc hợp đồng kinh tế, là sự thỏa thuận giữa các bên. Theo đó bên cung ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên sử dụng dịch vụ, bên sử dụng dịch vụ phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ. Nội dung của hợp đồng dịch vụ thông thường có là:

  • Tên hợp đồng

  • Ngày tháng năm 

  • Thông tin các bên tham gia hợp đồng

  • Đối tượng hợp đồng

  • Thời hạn thực hiện hợp đồng

  • Quyền và nghĩa vụ các bên 

  • Giá cả và phương thức thanh toán

  • Các chi phí khác

  • Điều khoản đơn phương chấm dứt hợp đồng

  • Giải quyết tranh chấp

  • Các điều khoản khác

  • Ký, ghi họ tên và đóng dấu của các bên tham gia hợp đồng kinh tế dịch vụ

TẢI VỀ: MẪU HỢP ĐỒNG DỊCH VỤ

3.5  Mẫu hợp đồng kinh tế thuê thiết bị thi công

Khi bạn có nhu cầu mượn, thuê thiết bị thì cần một mẫu hợp đồng để ghi lại các thỏa thuận về việc thuê thiết bị giữa bên cho thuê và bên đi thuê.

mau-hop-dong-kinh-te-mua-banCác nội dung trong hợp đồng sẽ giúp hai bên nắm rõ các thông tin về nhau và bảo đảm quyền lợi, nghĩa vụ của các bên tham gia. Mẫu hợp đồng thuê thiết bị gồm các nội dung sau đây:

  • Tên hợp đồng

  • Ngày tháng năm và địa chỉ

  • Người đại diện, số điện thoại, địa chỉ,..

  • Danh sách thiết bị thuê và giá trị thanh toán

  • Phương thức thanh toán

  • Quyền và trách nhiệm của các bên tham gia hợp đồng kinh tế thuê thiết bị

  • Điều khoản chung

  • Ký và ghi rõ họ tên

TẢI VỀ: MẪU HỢP ĐỒNG KINH TẾ THUÊ THIẾT BỊ

4. Các lưu ý khi soạn thảo một mẫu hợp đồng kinh tế

4.1 Lưu ý về hình thức hợp đồng kinh tế

Khi soạn thảo hợp đồng kinh tế cần phải có chữ ký của các bên tham gia hợp đồng thì hợp đồng mới hiệu lực. Trong trường hợp pháp luật yêu cầu hợp đồng phải được công chứng hay xác thực theo quy định thì hợp đồng phải đáp ứng.

4.2 Lưu ý về nội dung hợp đồng kinh tế

Các nội dung được nêu trong hợp đồng kinh tế không được vi phạm các điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội. Các nội dung thể hiện trong hợp đồng kinh tế là những điều khoản thỏa thuận theo nguyên tắc tự do, bình đẳng của các bên tham gia soạn thảo hợp đồng.

4.3 Lưu ý về các đối tượng trong hợp đồng kinh tế

Khi soạn văn bản hợp đồng kinh tế cần xác định rõ đối tượng chủ thể là gì? Có đặc điểm, số lượng như thế nào? Đã đáp ứng được điều kiện theo quy định của pháp luật hay chưa? Việc này sẽ căn cứ để xem xét có sự vi phạm hợp đồng hay không và xác định trách nhiệm giữa các bên tham gia hợp đồng.

cac-loai-hop-dong-kinh-te

4.4 Lưu ý đến hiệu lực của hợp đồng kinh tế

Cần chú đến hiệu lực của hợp đồng kinh tế. Thông thường hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm hai bên ký kết hợp đồng. Vì hợp đồng có hiệu lực mới phát sinh trách nhiệm pháp lý, ràng buộc các bên phải thực hiện và những gì nêu trong hợp đồng.

Hy vọng rằng, với bài viết này của Saigon Express sẽ giúp các bạn có thêm những kiến thức, kinh nghiệm quý báu khi tham gia giao kết hợp đồng kinh tế cũng như soạn thảo loại hình hợp đồng này. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau: mẫu hợp đồng thuê nhà, mẫu biên bản giao nhận hàng hóa.

Đánh giá của Quý khách về chất lượng dịch vụ TAXI TẢI SÀI GÒN

(score:5/1 vote)

[Cập nhật ] Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất [Cập nhật ] Mẫu hợp đồng kinh tế mới nhất Moving Company +84939176176 Số 2, Đường số 8, Phường Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh, Việt Nam
5 out of 5 stars - 1 votes

YÊU CẦU GỌI LẠI

Tư vấn miễn phí qua cuộc gọi

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Tổng đài

Tổng đài :

(028) 3838 2238

Hotline hỗ trợ 24/7

Hotline hỗ trợ 24/7:

0939 176 176

Hỗ trợ Zalo

Hỗ trợ Zalo:

0939 176 176