→ Điều kiện giao hàng CFR là gì? Điểm giống và khác nhau giữa điều kiện CFR và CPT
Điều kiện CFR là một trong những điều kiện thương mại quốc tế được sử dụng phổ biến. Những người làm trong ngành logistics chắc hẳn đã quen thuộc với thuật ngữ này. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về CFR là gì, cũng như điểm khác biệt và tương đồng giữa CFR và CPT, hãy cùng Taxitaisaigon tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây!
1. Điều kiện CFR là gì?
Điều kiện CFR (viết tắt từ tiếng Anh Cost and Freight) trong tiếng Việt có nghĩa là tiền hàng và cước phí. Điều kiện này thường được áp dụng cho vận chuyển đường biển và vận chuyển đường thủy nội địa.
Nói một cách dễ hiểu, khi áp dụng điều kiện giao hàng CFR, trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được giao lên tàu tại cảng bốc hàng. Từ đó, rủi ro và trách nhiệm trong quá trình vận chuyển thuộc về người mua, nhưng cước phí vận chuyển vẫn do người bán chi trả.
2. Cách tính giá CFR:
Trong hợp đồng ngoại thương, khi làm C/O (chứng nhận xuất xứ), tính chi phí để xác định giá thành sản phẩm, và các tình huống tương tự, việc xác định giá theo điều kiện CFR là rất quan trọng. Giá CFR được tính theo công thức sau:
Trong đó:
- Giá FOB (Free On Board) là giá tại cửa khẩu của bên xuất khẩu và chưa bao gồm chi phí bảo hiểm cũng như vận chuyển hàng hóa đến cảng của bên nhập khẩu.
- Cước phí vận chuyển là toàn bộ chi phí để vận chuyển hàng từ điểm đi đến điểm đến.
Lưu ý: Với điều kiện CFR, người bán chịu thêm chi phí để vận chuyển hàng đến cảng và dỡ hàng. Tuy nhiên, tùy theo thỏa thuận, người mua có thể chịu chi phí dỡ hàng tại cảng đến.
Xem thêm nội dung liên quan:
3. Trách nhiệm của người mua và người bán trong điều kiện CFR:
3.1 Trách nhiệm của người mua trong điều kiện CFR:
- Giao hàng đúng theo hợp đồng đã quy định.
- Chuẩn bị các hóa đơn bắt buộc như hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải đường biển, và giấy phép xuất khẩu.
- Ký kết hợp đồng vận tải đường biển và trả cước phí cho đến cảng đích được quy định trong hợp đồng.
- Giao hàng lên tàu và trả toàn bộ chi phí bốc hàng.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất trước khi hàng được giao xong lên tàu tại cảng bốc hàng
- Tiến hành thông quan xuất khẩu, bao gồm việc cung cấp giấy phép xuất khẩu, trả thuế, xếp hàng lên tàu, và thanh toán các chi phí phát sinh (nếu có).
- Thông báo cho người mua ngay khi chuẩn bị xong hàng hóa, đã hoàn tất các thủ tục thuế, và xếp hàng lên tàu, cũng như khi hàng cập cảng đích, để người mua có thể chuẩn bị nhận hàng trong thời gian hợp lý
3.2 Trách nhiệm của người bán trong điều kiện CFR:
- Tiếp nhận hàng từ người vận tải khi hàng đến cảng đích quy định.
- Trả mọi chi phí dỡ hàng nếu các chi phí này không nằm trong cước phí vận chuyển đã được người bán thanh toán.
- Ký hợp đồng bảo hiểm và trả phí bảo hiểm nếu thấy cần thiết.
- Chịu mọi rủi ro và tổn thất từ khi hàng đã được giao xong lên tàu tại cảng bốc quy định.
- Tiến hành thông quan nhập khẩu, bao gồm trả thuế nhập khẩu và các khoản chi phí phát sinh liên quan.
- Thực hiện các thủ tục cần thiết để quá cảnh qua nước thứ ba nếu có.
- Cung cấp các chứng từ bắt buộc như chứng từ nhập khẩu và các chứng từ cần thiết để quá cảnh qua nước thứ ba.
- Thông báo cho người bán khi đã nhận được hàng hóa.
4. Điểm giống và khác nhau giữa điều kiện CFR và điều kiện CPT:
Hai điều kiện CFR và CPT đều thuộc trong Incoterms 2020 tuy nhiên sẽ có những điểm giống và khác nhau nhất định như sau:
- Điểm giống nhau giữa điều kiện CFR và CPT:
- Người bán phải thuê phương tiện vận chuyển để đưa hàng hóa đến điểm đích mà người mua yêu cầu.
- Rủi ro đối với hàng hóa trên hành trình vận chuyển thuộc trách nhiệm của người mua.
- Người bán chịu trách nhiệm thông quan xuất khẩu, trong khi người mua phải thông quan nhập khẩu.
- Chi phí bốc dỡ tại đầu đi do người bán chi trả, còn chi phí bốc dỡ tại đầu đến do người mua chi trả.
- Điểm khác nhau giữa điều kiện CFR và CPT:
- Phương thức vận tải: Điều kiện CFR chỉ áp dụng cho vận tải đường biển và đường thủy nội địa, trong khi điều kiện CPT có thể áp dụng cho mọi phương thức vận tải.
- Trách nhiệm của người bán: Với điều kiện CFR, trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng hóa đã được xếp lên tàu. Ngược lại, với CPT, trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng hóa được giao cho người chuyên chở tại bất kỳ địa điểm nào theo yêu cầu, không nhất thiết phải là trên tàu.
Bài viết này đã cung cấp tổng quan về điều kiện CFR, giúp bạn nắm bắt và hiểu rõ để áp dụng vào thực tế. Hãy theo dõi Taxitaisaigon để đọc thêm nhiều bài viết liên quan khác.
Nếu quý khách có nhu cầu chuyển nhà trọn gói, dịch vụ chuyển văn phòng, thuê xe tải chở hàng, hoặc lưu trữ hàng hóa, xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số hotline 0939 176 176!