Vì một số lý do, không ít doanh nghiệp buộc phải dừng hoạt động. Tuy nhiên dừng hoạt động không chỉ đơn thuần là dừng giao dịch, mà người chủ doanh nghiệp đó cần phải tiến hành thủ tục giải thể công ty mới đúng pháp luật.
Dưới đây là 10 bước cụ thể của thủ tục giải thể công ty Taxitaisaigon muốn giới thiệu với các bạn. Cùng với đó là một số lưu ý quan trọng bạn cần quan tâm khi tiến hành giải thể doanh nghiệp của mình.
Có nhiều nguyên nhân có thể dẫn tới việc giải thể một doanh nghiệp. Và tại Điều 207 Luật Doanh nghiệp 2020 luật của có quy định một số trường hợp cụ thể như sau:
Hiện nay phần lớn nguyên nhân dẫn tới giải thể doanh nghiệp chủ yếu là do kinh doanh không hiệu quả trong thời gian dài, hoặc ban lãnh đạo công ty chưa tìm được hướng phát triển phù hợp, không thích ứng kịp theo tình hình thị trường, nhiều doanh nghiệp thậm chí kinh doanh thua lỗ.
Bên cạnh đó, không ít doanh nghiệp sau khi lập ra nhưng vì một số lý do chưa thể vận hành, chưa có kinh nghiệm cũng như sự chuẩn bị tốt về nhân lực và tài chính, trong khi đó vẫn phải tiến hành nhiều thủ tục và đóng một số khoản phí dù không hoạt động (như khai báo thuế, đóng phí môn bài, báo cáo tài chính, báo cáo thuế thu nhập,...).
Chính những lý do này mà rất nhiều chủ doanh nghiệp đi tới quyết định tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, hoặc làm thủ tục giải thể công ty để rút lui hẳn ra khỏi thị trường.
Để làm thủ tục giải thể công ty thì bạn cần thực hiện nhiều bước tại nhiều cơ quan khác nhau. Cụ thể như:
Không giống với việc tuyên bố phá sản của doanh nghiệp, sau khi hoàn tất việc giải thể công ty, giải thể doanh nghiệp đúng pháp luật, hoàn thành quyết toán thuế cũng như các trách nhiệm liên quan. Thì cổ đông, hoặc người đại diện pháp luật trước đây của công ty cũ vừa mới giải thể, hoàn toàn có thể thành lập một công ty của mình một cách bình thường mà không bị hạn chế gì.
Cũng như việc thành lập một doanh nghiệp, thì việc giải thể doanh nghiệp cũng cần thực hiện tuần tự theo từng bước, đúng quy trình, đúng quy định pháp luật. Dưới đây là các bước mà bạn cần tiến hành khi muốn giải thể doanh nghiệp của mình.
Bước 1: Làm quyết định giải thể doanh nghiệp
Bước đầu tiên trong thủ tục giải thể công ty chính là thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp của bạn cần soạn ra quyết định giải thể doanh nghiệp, nếu là công ty có nhiều đơn vị, thành viên thì cần đảm bảo rằng tất cả mọi người đều thông qua quyết định giải thể. Trong quyết định này cần có những nội dung cụ thể như sau:
Bước 2: Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp
Thông báo về việc giải thể doanh nghiệp tới người lao động để họ nắm tình hình, và cần nêu rõ các chính sách đảm bảo quyền lợi của họ
Nếu công ty có nợ, cần gửi thông báo kèm theo phương án giải quyết nợ đến những đơn vị đang là chủ nợ, hoặc những người có quyền lợi và trách nhiệm liên quan. Trong các giấy tờ này cần nên chi tiết về thông tin của chủ nợ (tên, địa chỉ, SĐT), nội dung nợ, số tiền nợ, thời hạn nợ, phương thức giải quyết và thanh toán nợ, cùng với đó là thời hạn, cách thức giải quyết trong trường hợp chủ nợ có khiếu nại
Bước 3: Thanh lý tài sản của doanh nghiệp
Quá trình này tùy thuộc vào tổ chức cũng như quy định của từng doanh nghiệp. Thông thường chủ doanh nghiệp tư nhân, hội đồng thành viên hoặc hội đồng quản trị sẽ đứng ra tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp. Nói chung, doanh nghiệp có thể linh động tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp sao cho hợp lý và nhanh chóng nhất. Quá trình này có thể kéo dài nên cần tiến hành sớm ngay khi quyết định giải thể được thông qua.
Bước 4: Làm thủ tục công bố giải thể công ty gửi đến Sở Kế hoạch và đầu tư
Doanh nghiệp phải đăng quyết định giải thể công ty trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời Chủ doanh nghiệp cũng cần niêm yết công khai về vấn đề giải thể doanh nghiệp tại trụ sở công ty, chi nhánh hoặc văn phòng đại diện (nếu có).
Hồ sơ công bố giải thể doanh nghiệp:
Thời hạn nộp hồ sơ này là trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày thông qua quyết định giải thể.
Thời hạn giải quyết hồ sơ: Trong 03 ngày làm việc (kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ)
Nhiệm vụ của Cơ quan đăng ký kinh doanh ngay khi nhận được thông tin giải thể của doanh nghiệp, phải thông báo tình trạng doanh nghiệp đang làm thủ tục giải thể lên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Kèm theo đó cần công khai quyết định giải thể cũng như phương án giải quyết nợ của doanh nghiệp đó (nếu có).
Bước 5: Làm thủ tục xác nhận nghĩa vụ Hải quan gửi đến cơ quan Hải quan
Tiếp đó, doanh nghiệp sẽ phải gửi công văn tới Tổng cục Hải quan để xin xác nhận nghĩa vụ hải quan phục vụ cho việc giải thể doanh nghiệp. Sau khi nhận được đề nghị, cơ quan Hải quan sẽ ra thông báo về tình trạng hồ sơ hải quan của doanh nghiệp trong thời hạn 10-15 ngày.
Bước 6: Làm thủ tục chốt nghĩa vụ bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm gửi đến cơ quan bảo hiểm
Doanh nghiệp hoàn thành mọi nghĩa vụ về bảo hiểm, chốt sổ bảo hiểm và hoàn tất gửi tới cơ quan bảo hiểm trong thời gian sớm nhất
Bước 7: Làm thủ tục quyết toán đóng cửa mã số thuế gửi đến Cơ quan thuế
Để thực hiện việc đóng cửa mã số thuế, doanh nghiệp cần Gửi công văn xin giải thể tới Chi cục thuế, kèm với đó là bản sao Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh và bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế có công chứng, gửi Công văn xin quyết toán thuế.
Doanh nghiệp bắt buộc phải đóng các loại thuế còn nợ, hoặc nộp phạt (nếu có) để hoàn thành mọi nghĩa vụ về thuế.
Đối với cơ quan thuế, khi nhận được quyết định giải thể doanh nghiệp, cần căn cứ theo hồ sơ quyết toán thuế của doanh nghiệp đó để tiến hành ra biên bản kiểm tra thuế, sau đó phải truyền dữ liệu sang Sở Kế hoạch và Đầu tư nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện thủ tục đóng cửa mã số thuế và giải thể doanh nghiệp tại sở Kế hoạch và Đầu tư.
Bước 8: Trả con dấu pháp nhân của doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp dùng con dấu do cơ quan Công an cấp, thì buộc phải trả cho cơ quan công an con dấu cùng Giấy chứng nhận đã đăng ký mẫu con dấu. Sau đó sẽ được cơ quan này cấp giấy chứng nhận đã thu hồi con dấu.
Nếu doanh nghiệp tự khắc con dấu (từ thời điểm ngày 01/07/2015 đến nay) thì không bị thu hồi như yêu cầu doanh nghiệp không được tiếp tục dùng con dấu
Lưu ý, thời hạn để doanh nghiệp gửi thông tin giải thể doanh nghiệp tới các cơ quan, đối tượng nên trên là không quá 07 ngày sau khi thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
Bước 9: Tiến hành thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp
Để hoàn tất thủ tục giải thể doanh nghiệp, buộc phải tiến hành giải quyết các khoản nợ liên quan để đảm bảo trách nhiệm của doanh nghiệp cũng như quyền lợi của người lao động. Cụ thể như:
Khi doanh nghiệp đã thanh toán hết các chi phí giải thể doanh nghiệp cũng như các khoản nợ nếu trên, nếu còn dư thì phần còn lại sẽ được chia lại cho chủ doanh nghiệp, các thành viên liên quan, các cổ đông theo tỷ lệ góp vốn, cổ phần (nếu có).
Bước 10: Hoàn tất thủ tục giải thể tại cơ quan đăng ký doanh nghiệp
Có thể nói đây là bước cuối cùng trong thủ tục giải thể doanh nghiệp. Trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ nêu trên, thì người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp sẽ gửi bộ hồ sơ đề nghị giải thể doanh nghiệp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh bao gồm:
Khi nhận được đầy đủ hồ sơ của doanh nghiệp về việc giải thể doanh nghiệp, thì phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông tin về cơ quan thuế. Trong vòng 02 ngày làm kể từ khi nhận được thông tin của Phòng Đăng ký kinh doanh, thì cơ quan thuế sẽ gửi ý kiến về Phòng đăng ký kinh doanh. Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ lúc nhận hồ sơ giải thể, nếu cơ quan Thuế không có ý kiến từ chối, thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp sang tình trạng giải thể trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp. Đồng thời cơ quan này cũng sẽ phát đi thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
Nếu hồ sơ giải thể không chính xác, giả mạo, thì chủ sở hữu công ty, cổ đông hoặc thành viên liên quan phải chịu trách nhiệm thanh toán đầy đủ số thuế chưa nộp, số nợ chưa thanh toán và giải quyết quyền lợi của người lao động, đồng thời chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật nếu có những hệ quả phát sinh do sự chậm trễ, không chính xác của hồ sơ trong thời hạn 05 năm tính từ thời điểm doanh nghiệp nộp hồ sơ giải thể tới Cơ quan đăng ký kinh doanh.
Xem thêm: Thủ tục thành lập công ty TNHH như thế nào?
Câu trả lời là Có. Trước khi bạn muốn tiến hành giải thể công ty, thì cần hoàn thành các nghĩa vụ liên quan, trong đó cần thực hiện quyết toán thuế, và dừng mã số thuế doanh nghiệp.
Khi đã có quyết định giải thể doanh nghiệp, thì mọi hành vi dưới đây sẽ bị cấm:
Thành lập doanh nghiệp đã khó, vận hành doanh nghiệp cũng không hề dễ, và việc giải thể công ty cũng sẽ khiến bạn mất không ít thời gian, công sức, chi phí.
Chính vì thế, hãy cân nhắc thật kỹ, cũng như cố gắng hoàn tất mọi trách nhiệm cần thiết về thuế, nợ, quyền lợi người lao động, ...để có thể hoàn tất thủ tục giải thể một cách nhanh chóng nhất và đúng pháp luật.
(score:5/1 vote)
Tổng đài :
(028) 3838 2238
Hotline hỗ trợ 24/7:
0939 176 176
Hỗ trợ Zalo:
0939 176 176
Saigon Express - Taxi Tải Sài Gòn chuyên cung cấp dịch vụ
chuyển nhà, chuyển văn phòng trọn gói, cho thuê xe taxi tải,
cho thuê kho bãi và lưu trữ hàng hóa uy tín tại TP.HCM.
Địa chỉ: Số 121, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7, TP. Hồ Chí Minh
Tel: (028) 3838 2238 - Hotline: 0939 176 176
Web: taxitaisaigon.vn - Email: info@taxitaisaigon.vn
[ 11365290 ]
Đang online : 30
© 2013-2024 All Rights Reserved.