Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Có cần xuất VAT không? Thắc mắc này sẽ được Saigon Express giải đáp một cách chi tiết theo Pháp luật hiện hành qua bài viết dưới đây!
Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Có cần xuất VAT hay không?
Hàng tiêu dùng nội bộ là gì? Hàng tiêu dùng nội bộ là những mặt hàng luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh. Ví dụ như: Hàng hóa được xuất ra để chuyển kho nội bộ; Hàng hóa được xuất ra là vật tư, bán thành phẩm,... để đưa vào quá trình sản xuất trong một doanh nghiệp/cơ sở sản xuất, kinh doanh; Hàng hóa, dịch vụ do cơ sở kinh doanh xuất kho hoặc cung ứng để đưa vào sử dụng nhằm phục vụ kinh doanh,...
Hàng tiêu dùng nội bộ là những mặt hàng luân chuyển trong nội bộ đơn vị kinh doanh
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ. Hàng tiêu dùng nội bộ vẫn phải xuất hóa đơn. Ngoại trừ trường hợp hàng hóa được luân chuyển trong nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất sẽ không cần lập hóa đơn. Các trường hợp tiêu dùng nội bộ khác thì phải xuất hóa đơn.
Mặt khác, khi bán hàng hóa hay cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn và giao lại cho người mua (bao gồm cả khi hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, làm hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi hoặc trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ).
Tại khoản 4 Điều 7 của Thông tư số 219/2013/TT-BTC, được sửa đổi ở khoản 2 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC, hàng hóa tiêu dùng nội bộ phục vụ sản xuất kinh doanh thì không phải tính, nộp thuế giá trị gia tăng (không cần xuất VAT).
Đối với hàng tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh thì phải xuất VAT, nộp thuế giá trị gia tăng theo giá tính thuế giá trị gia tăng của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh tiêu dùng nội bộ.
Tùy vào mục đích sử dụng của hàng hóa, nếu phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thì không phải kê khai, tính và thuế VAT và ngược lại.
Hàng tiêu dùng nội bộ không phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh thì phải xuất VAT
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định về nguyên tắc lập, quản lý và sử dụng hóa đơn, chứng từ. Hàng tiêu dùng nội bộ khi lập hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 của Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Tên, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn.
Tên liên hóa đơn áp dụng cho hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
Số hóa đơn.
Tên, địa chỉ, mã số thuế người bán.
Tên, địa chỉ, mã số thuế người mua.
Tên hàng hóa/dịch vụ, đơn vị tính, số lượng, đơn giá.
Thành tiền chưa có thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế suất thuế VAT tương ứng.
Chữ ký của người bán và của người mua.
Thời điểm lập hóa đơn (ngày, tháng, năm dương lịch).
Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử
Mã cơ quan thuế (áp dụng cho hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, khuyến mại, chiết khấu thương mại (nếu có).
Tên và mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn (áp dụng với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in).
Mệnh giá viết bằng chữ, bằng số và đơn vị tiền tệ thể hiện trên hóa đơn.
Các nội dung khác trên hóa đơn.
Trong một số trường hợp, hóa đơn điện tử không nhất thiết có đầy đủ các nội dung trên.
Theo quy định hiện hành, đối với hàng hóa được luân chuyển trong nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất, doanh nghiệp chỉ phải xuất phiếu xuất kho cho hàng hóa tiêu dùng nội bộ chứ không xuất hóa đơn.
Các phiếu xuất kho có vai trò giúp doanh nghiệp theo dõi chặt chẽ số lượng nguyên liệu, vật tư, dụng cụ, sản phẩm hàng hóa… được phân phối cho các bộ phận trong doanh nghiệp sử dụng. Đồng thời căn cứ vào đó để hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành hàng hóa/dịch vụ hay kiểm soát việc sử dụng, định mức tiêu hao vật tư trong sản xuất.
Phiếu xuất kho có thể thay thế hóa đơn tiêu dùng nội bộ nếu hàng hóa phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh
Phiếu xuất kho đúng quy định phải viết chính xác tiêu thức số lượng, còn lại về đơn giá sẽ tùy thuộc vào quy định hạch toán của doanh nghiệp mà ghi giá vốn, giá bán hay giá chưa thuế.
Trên đây là định nghĩa về hàng tiêu dùng nội bộ và những quy định Pháp luật liên quan đến loại hàng hóa này. Hy vọng rằng, qua bài viết này, bạn đọc sẽ tìm được lời giải cho thắc mắc Hàng tiêu dùng nội bộ có xuất VAT không.
Để tiếp tục cập nhật những kiến thức và thông tin hữu ích liên quan đến quy định Pháp luật trong ngành Logistics và vận chuyển nói riêng, hãy theo dõi Website của chúng tôi tại taxitaisaigon.vn.
(score:5/1 vote)
Hotline hỗ trợ 24/7:
0939-176-176
Hỗ trợ Zalo:
0939-176-176
Tổng đài :
(028)-3838-2238
Copyright@ by SÀI GÒN EXPRESS CO., LTD
© 2013-2025 All Rights Reserved.