Nắm vững công thức tính khối lượng vận chuyển theo từng phương thức vận tải sẽ giúp doanh nghiệp (DN) tối ưu chi phí vận chuyển. Cùng Taxi tải Sài Gòn khám phá cách tính khối lượng hàng hoá vận chuyển phổ biến hiện nay trong bài viết dưới đây nhé!
Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, thì công thức tính khối lượng vận chuyển sẽ là:
Trong đó, các con số Chiều dài, chiều rộng, chiều cao là đơn vị đo thể tích của hàng hóa. Còn các số 3000, 5000 là các con số quy ước cố định của ngành.
Công thức này được áp dụng chung cho cả ngành vận chuyển hàng hóa ở Việt Nam và trên thế giới. Riêng đối với hàng hóa cồng kềnh, thì cách tính khối lượng hàng hóa sẽ được áp dụng theo công thức: Chiều dài x chiều rộng x Chiều cao/5000.
Ví dụ cụ thể:
- Kiện hàng có kích thước: 120cm × 60cm × 40cm, trọng lượng thực tế: 30kg
- Vận chuyển nội địa: 120cm × 60cm × 40cm/3000=96kg
- Vận chuyển quốc tế: 120cm × 60cm × 40cm/5000=57,6kg
Đối với hoạt động vận chuyển hàng hóa bằng đường hàng không, thì công thức tính khối lượng vận chuyển sẽ là:
Tương tự, các số chiều dài, chiều rộng và chiều cao là các đơn vị đo thể tích. Còn các số 6000, 5000 là các chỉ số quy ước chung cố định.
Ví dụ cụ thể:
- Kiện hàng có kích thước: 120cm × 60cm × 40cm, trọng lượng thực tế: 30kg
- Vận chuyển nội địa: 120cm × 60cm × 40cm/6000=48kg
- Vận chuyển quốc tế: 120cm × 60cm × 40cm/5000=57,6kg
Dựa vào Thông tư 83/2014 - Bộ GTVT, thì khối lượng hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt được quy định như sau:
Hàng hoá lẻ sẽ được tính theo trọng lượng thực tế (tối thiểu 20kg). Nếu trọng lượng trên 20kg thì phần lẻ dưới 5kg sẽ được làm tròn thành 5kg. Ví dụ 33kh làm tròn thành 35kg.
Hàng hóa nguyên toa sẽ được tính theo trọng tải kỹ thuật cho phép của tàu.
Đối với hàng hóa cồng kềnh, nếu lượng hàng lớn hơn 75%, sẽ được tính theo trọng tải thực tế. Còn nếu trọng lượng hàng ít hơn hoặc bằng 75% toa tàu sẽ được tính bằng 75% trọng tải kỹ thuật của toa.
Công thức tính khối lượng vận chuyển thường dựa trên trọng lượng thực tế hoặc trọng lượng quy đổi (từ thể tích). Để tối ưu hóa chi phí vận chuyển, bạn cần nắm rõ cách tính này và áp dụng hiệu quả vào việc đóng gói hàng hóa. Dưới đây là một số gợi ý dành cho bạn:
Công thức trọng lượng quy đổi dựa vào kích thước (dài × rộng × cao), chia cho các hệ số (3000, 5000, 6000) tùy hình thức vận chuyển. Kích thước bao bì lớn sẽ làm tăng trọng lượng quy đổi, ngay cả khi hàng hóa nhẹ.
Để tiết kiệm chi phí vận chuyển, bạn cần:
Ví dụ: Một kiện hàng kích thước 120cm × 60cm × 40cm và nặng 10kg.
Trọng lượng quy đổi đường hàng không (nội địa): 120×60×40/6000=48 kg.
Trong khi nếu giảm kích thước bao bì xuống 100cm × 50cm × 30cm, trọng lượng quy đổi sẽ chỉ còn: 100×50×306000=25kg
Hàng hóa cồng kềnh thường bị áp dụng trọng lượng quy đổi lớn hơn trọng lượng thực tế. Để giảm thể tích mặt hàng này, bạn cần:
Ví dụ: Một chiếc ghế có thể tháo rời chân sẽ giảm kích thước đáng kể, từ 100cm × 60cm × 80cm xuống còn 100cm × 60cm × 20cm, giúp giảm trọng lượng quy đổi.
Trọng lượng của bao bì cũng được tính vào tổng trọng lượng vận chuyển, vì vậy chọn vật liệu nhẹ nhưng chắc chắn là cách tiết kiệm chi phí hiệu quả. Theo đó, bạn có thể áp dụng các cách sau:
Trên đây là thông tin chi tiết về công thức tính khối lượng vận chuyển theo từng phương thức vận tải cùng những mẹo hữu ích giúp bạn tối ưu chi phí vận chuyển cho doanh nghiệp. Việc hiểu rõ các công thức tính trọng lượng thực tế và quy đổi không chỉ giúp bạn lựa chọn phương thức vận chuyển phù hợp mà còn tránh được những phát sinh không cần thiết, tiết kiệm tối đa chi phí.
Hy vọng bài viết này sẽ mang lại giá trị hữu ích cho bạn. Đừng quên theo dõi Taxi tải Sài Gòn để thường xuyên cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích về vận chuyển logistics và các giải pháp tối ưu vận tải cho doanh nghiệp!
(score:5/1 vote)
Hotline hỗ trợ 24/7:
0939 176 176
Hỗ trợ Zalo:
0939 176 176
Tổng đài :
(028) 3838 2238
Copyright@ by SAIGON EXPRESS CO., LTD
© 2013-2025 All Rights Reserved.