Bảo hiểm thất nghiệp 2022: Thủ tục hưởng, điều kiện và mức hưởng như thế nào?

TIN TỨC

→ Bảo hiểm thất nghiệp: Thủ tục hưởng, điều kiện và mức hưởng như thế nào?

Bảo hiểm thất nghiệp là một trong những chính sách quan trọng của nhà nước giúp hỗ trợ người lao động trong giai đoạn chưa có việc làm. Tuy nhiên hiện nay nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về quyền lợi hưởng bảo hiểm thất nghiệp, cũng như thủ tục, điều kiện và mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp bao nhiêu tiền. 
Đừng bỏ qua vấn đề này, vì có liên quan trực tiếp tới quyền lợi của bạn. Taxi tải Sài Gòn sẽ giúp bạn tìm hiểu kỹ hơn những thông tin liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp và đưa ra ví dụ cụ thể để bạn dễ hình dung. 

1. TÌM HIỂM BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP LÀ GÌ?

Theo khoản 4, điều 3 của luật Việc làm năm 2013, thì bảo hiểm thất nghiệp là chế độ bù đắp một phần thu nhập để hỗ trợ người lao động trong giai đoạn bị mất việc, chưa tìm được việc làm mới. Đồng thời hỗ trợ người lao động học nghề và tìm kiếm việc làm mới trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp. 

Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp là một loại bảo hiểm xã hội, và được xem là “chiếc phao cứu sinh” góp phần không nhỏ giúp người lao động giải quyết khó khăn phần nào về tài chính trong thời gian thất nghiệp. Và bên canh đó tạo cơ hội để họ nhanh chóng tìm được công việc mới. 

Lưu ý, đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc của Nhà nước không vì mục đích lợi nhuận, mà hướng tới mục tiêu chính sách xã hội. Trong giai đoạn làm việc, người lao động sẽ đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp theo một tỷ lệ nhất định. Song song với đó, doanh nghiệp cũng sẽ đóng các khoản bảo hiểm này cho người lao động. Và khi người lao động nghỉ làm, nếu hội đủ các điều kiện sẽ được hưởng mức bảo hiểm thất nghiệp theo quy định. 

bao-hiem-that-nghiep-2

2. ĐỐI TƯỢNG THAM GIA BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Vậy nếu bạn đang đi làm thì có phải đóng bảo hiểm thất nghiệp hay không? Và có bắt buộc hay không?
Câu trả lời là

Theo điều 43 của Luật Việc làm 2013, thì có 2 nhóm đối tượng BẮT BUỘC phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp. Đó là bản thân người lao động và người sử dụng lao động. 

Như vậy, dù bạn đang đi làm và không có nhu cầu, nhưng vẫn bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội. Đây được xem là một khoản “bảo hiểm” dành cho tương lai của bạn, trong giai đoạn bạn nghỉ việc mà chưa tìm được công việc mới phù hợp. 

Cụ thể luật quy định như sau: Người lao động khi làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hoặc không xác định thời hạn, hoặc làm việc theo mùa vụ, theo công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng thì bắt buộc phải đóng bảo hiểm thất nghiệp. 
Trừ trường hợp người lao động đang hưởng lương hưu, hoặc giúp việc gia đình thì không cần đóng bảo hiểm thất nghiệp. 
Lưu ý: Nếu người lao động đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động cùng lúc, thì sẽ căn cứ vào hợp đồng lao động giao kết đầu tiên để đóng bảo hiểm thất nghiệp. 

3. QUYỀN LỢI THAM GIA ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Vậy khi trích một khoản tiền hàng tháng để đóng bảo hiểm thất nghiệp, thì người lao động được hưởng quyền lợi gì? 
Theo điều 42 Luật Việc làm 2013, thì khi đóng bảo hiểm thất nghiệp, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi như sau: 

  • Trợ cấp thất nghiệp (bằng tiền)
  • Hỗ trợ giới thiệu việc làm
  • Hỗ trợ tư vấn, học nghề
  • Hỗ trợ đào tạo, nâng cao, bồi dưỡng trình độ kỹ năng nghề nghiệp để duy trì việc làm cho người lao động

  • bao-hiem-that-nghiep-3

4. MỨC ĐÓNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Vậy khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, thì người lao động phải đóng bao nhiêu tiền, có nhiều không? Căn cứ Điều 57 Luật Việc làm 2013, thì hàng tháng, người lao động và người sử dụng lao động phải đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp theo tỉ lệ như sau: 

  • Người lao động đóng 1% dựa trên tiền lương tháng (là tiền lương cơ bản căn cứ vào hợp đồng lao động, không phải lương thực nhận)
  • Người sử dụng lao động đóng 1% dựa trên tiền lương tháng của người lao động

Thông thường, bạn sẽ được đóng gộp chung các khoản Bảo hiểm xã hội (BHXH), Bảo hiểm y tế (BHYT) và Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN) lại với nhau. Mà mọi người vẫn thường gọi là “đóng bảo hiểm xã hội” hàng tháng. Như vậy, hàng tháng tổng số tiền mà mỗi lao động đóng cho quỹ bảo hiểm sẽ là 32%, trong đó doanh nghiệp đóng 21,5%, còn người lao động đóng 10,5% dựa trên lương của mình. 

Bảo hiểm thất nghiệp 2022: Thủ tục hưởng, điều kiện và mức hưởng như thế nào?

5. MỨC HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP ĐƯỢC BAO NHIÊU TIỀN?

Vậy thì khi hưởng bảo hiểm thất nghiệp, bạn sẽ nhận được bao nhiêu tiền? 
Theo đó, trợ cấp thất nghiệp hiện nay được tính theo công thức như sau:


Mức hưởng hàng tháng= Trung bình tiền lương tháng đóng BHTN (dựa vào 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp) x 60%

Lưu ý, mức hưởng này tối đa sẽ không quá 05 lần so với mức lương cơ sở (trường hợp người thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định) hoặc không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng (trường hợp người thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định).

Về thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp, thì sẽ căn cứ vào số lượng tháng mà người lao động đã đóng bảo hiểm thất nghiệp. Cụ thể, nếu đóng đủ 12 - 36 tháng thì sẽ được hưởng số tiền trợ cấp 3 tháng. Nếu đóng đủ thêm 12 tháng, thì cộng thêm 01 tháng trợ cấp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Kể từ ngày thứ 16 sau khi nộp đủ hồ sơ, thì bạn sẽ được hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định.
Đối với các phương thức hỗ trợ bảo hiểm thất nghiệp khác, thì sẽ được thực hiện như sau: 
Miễn phí tư vấn, giới thiệu việc làm
Đối với việc học nghề: Hỗ trợ tối đa 01 triệu đồng/người/tháng, và hỗ trợ trong thời gian không quá 06 tháng.

6. VÍ DỤ CỤ THỂ VỀ CÁCH TÍNH BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Ví dụ, Ông X có thời gian đóng Bảo hiểm thất nghiệp là 4 năm rưỡi (tương ứng 54 tháng). Trong đó lương bình quân của 6 tháng cuối cùng là 5.000.000đ. Thì ông X sẽ được tính trợ cấp Bảo hiểm thất nghiệp như sau: 

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp hàng tháng của ông X là: 5.000.000đ x 60% = 3.000.000đ

  • Với 36 tháng đóng đầu tiên, ông X sẽ được hưởng 3 tháng trợ cấp
  • Với 12 tháng tiếp theo, ông X được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp
  • Còn dư lại 6 tháng sẽ được cộng dồn vào đợt hưởng bảo hiểm thất nghiệp lần sau (nếu có)

Như vậy, tổng số tiền hỗ trợ mà ông X nhận được nhờ vào 4 năm rưỡi đóng Bảo hiểm thất nghiệp là 12 triệu đồng. Lưu ý là ông X sẽ nhận 3 triệu/tháng trong thời gian 4 tháng chứ không nhận một lần. 

Bảo hiểm thất nghiệp 2022: Thủ tục hưởng, điều kiện và mức hưởng như thế nào?

7. VẬY NHỮNG AI ĐỦ ĐIỀU KIỆN ĐỂ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP 

Điều kiện hưởng hỗ trợ thất nghiệp
Không phải ai khi nghỉ việc cũng có đủ điều kiện để nhận bảo hiểm thất nghiệp. Nếu bạn đáp ứng đủ các tiêu chí sau thì mới có thể tiến hành làm thủ tục hưởng bảo hiểm thất nghiệp: 
Thứ nhất, đã chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đúng luật (ngoại trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật. Hoặc trường hợp người đang được hưởng trợ cấp lương hưu hay trợ cấp mất sức lao động hàng tháng)
Thứ hai, người lao động đã đóng BHTN đầy đủ theo một trong 2 cơ chế sau:

  • Trong vòng 24 tháng trước khi nghỉ việc, người lao động đã đóng đủ ít nhất 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp (đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn)
  • Trong vòng 36 tháng trước khi nghỉ việc, người lao động đã đóng đủ ít nhất 12 tháng bảo hiểm thất nghiệp (đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc hợp đồng lao động theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 -12 tháng)

Thứ ba, người lao động đã đăng ký thất nghiệp và tiến hành nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
Thứ tư, sau khi nộp hồ sơ hưởng BHTN 15 ngày mà người lao động vẫn chưa tìm được việc làm. (Trừ các trường hợp như thực hiện nghĩa vụ quân sự, đi học có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên, bị tạm giam, chấp hành hình phạt tù, ra nước ngoài định cư, ra nước ngoài lao động theo hợp đồng, chấp hành quyết định vào cơ sở giáo dục, cai nghiện bắt buộc,  trường giáo dưỡng, chế)

Điều kiện hỗ trợ học nghề
Với những người có mong muốn học nghề, thì để hưởng chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ này thì cần đáp ứng các điều kiện sau: 

  • Người lao động đã chấm dứt hợp đồng lao động đúng luật ((ngoại trừ trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái luật. Hoặc trường hợp người đang được hưởng trợ cấp lương hưu hay trợ cấp mất sức lao động hàng tháng)
  • Trong thời hạn 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động đã đóng BHTN từ đủ 09 tháng trở lên
  • Người lao động đã nộp hồ sơ hưởng BHTN tại Trung tâm dịch vụ việc làm
  • Sau 15 ngày nộp hồ sơ vẫn chưa tìm được việc làm phù hợp 

8. HỒ SƠ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP GỒM NHỮNG GÌ?

Bạn đáp ứng đầy đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm thất nghiệp? Vậy thì hãy chuẩn bị các giấy tờ sau để hoàn tất hồ sơ đề nghị hưởng BHTN theo Điều 16 Nghị định 28/2015/NĐ-CP: 

  • Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp. TẢI VỀ NGAY!
  • Sổ bảo hiểm xã hội
  • Bản chính hoặc sao y công chứng của hợp đồng lao động đã hết hạn (hoặc hợp đồng đã hoàn thành công việc/ hoặc  giấy tờ xác nhận việc chấm dứt hợp đồng lao động/ Quyết định thôi việc/ Quyết định kỷ luật buộc thôi việc/ Quyết định sa thải/ Thỏa thuận hoặc thông báo về việc chấm dứt hợp đồng lao động)

bao-hiem-that-nghiep-4

9. THỦ TỤC ĐỂ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP

Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp theo đúng quy định: 
Bước 1: Sau khi chấm dứt hợp đồng lao động, bạn phải nộp 01 bộ hồ sơ theo quy định trực tiếp tới trung tâm dịch vụ việc làm. Lưu ý là phải nộp trong thời gian 3 tháng kể từ ngày nghỉ việc. 
Bước 2: Nếu hồ sơ đầy đủ, trung tâm sẽ đưa cho bạn phiếu hẹn. Và dựa vào thời gian ghi trong phiếu hẹn, bạn đến trung tâm dịch vụ việc làm nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. 
Bước 3: Bạn cầm quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và tới cơ quan bảo hiểm xã hội để nhận trợ cấp thất nghiệp. Lưu ý là trong thời hạn 05 ngày sau khi nhận được quyết định, bạn cần sắp xếp thời gian đến nhận trợ cấp theo đúng quy định (bạn sẽ nhận trợ cấp tháng đầu tiên). 
Bước 4: Bạn đến cơ quan bảo hiểm xã hội nhận trợ cấp theo hàng tháng. Đồng thời, cần đến trung tâm dịch vụ việc làm hàng tháng để thông báo tìm việc làm theo đúng quy định

10. ĐĂNG KÝ HƯỞNG BẢO HIỂM THẤT NGHIỆP Ở ĐÂU?

Dựa theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 28/2015/NĐ-CP, thì người lao động không bị ràng buộc địa điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tức họ có quyền được đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp tại bất kì địa phương nào mà họ mong muốn, chỉ cần nộp đầy đủ hồ sơ và đáp ứng đủ điều kiện cần thiết. 
Thêm vào đó, nếu người lao động ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp ở một địa phương nào đó. Nhưng sau đó muốn chuyển đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác để hưởng trợ cấp vẫn sẽ được chấp thuận. 

Thông tin liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN SÀI GÒN EXPRESS

Địa chỉ: Số 121, Đường Hoàng Quốc Việt, Phường Phú Thuận, Quận 7, Hồ Chí Minh

Tel: (028) 3838 2238 - Hotline: 0939 176 176

Web: taxitaisaigon.vn

Email: info@taxitaisaigon.vn

Đánh giá của Quý khách về chất lượng dịch vụ TAXI TẢI SÀI GÒN

(score:5/1 vote)

Bảo hiểm thất nghiệp: Thủ tục hưởng, điều kiện và mức hưởng như thế nào? Bảo hiểm thất nghiệp: Thủ tục hưởng, điều kiện và mức hưởng như thế nào? Moving Company +84939176176 Số 2, Đường số 8, Phường Tân Phú, Quận 7, Hồ Chí Minh, Việt Nam
5 out of 5 stars - 1 votes

YÊU CẦU GỌI LẠI

Tư vấn miễn phí qua cuộc gọi

DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

Tổng đài

Tổng đài :

(028) 3838 2238

Hotline hỗ trợ 24/7

Hotline hỗ trợ 24/7:

0939 176 176

Hỗ trợ Zalo

Hỗ trợ Zalo:

0939 176 176